HOTLINE TƯ VẤN 24/7
0961 338 448

Kinh nghiệm cho gạch xây nhà có thể bạn chưa biết

Thứ 4, 27/03/2024

Administrator

50

Thứ 4, 27/03/2024

Administrator

50

Gạch xây nhà là một trong những vật liệu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thẩm mỹ của ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều băn khoăn trong việc lựa chọn gạch xây nhà sao cho phù hợp. Sau đây, Phạm Gia sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm chọn gạch xây nhà, giúp bạn tự tin đưa ra quyết định sáng suốt trong quá trình xây dựng tổ ấm của mình.

Gạch xây nhà là gì?
Gạch xây nhà là gì?

1. Gạch xây nhà là gì?

Gạch là một loại vật liệu xây dựng phổ biến và không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện của các công trình. Gạch truyền thống thường được làm bằng phương pháp thủ công như lấy đất nhuyễn cho vào khung và đem nung chín cho đến khi có màu đỏ. Theo sự phát triển của thời gian, ngày nay còn có cả gạch được làm từ bê tông không cần trải qua quá trình đun nấu phức tạp. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của công trình mà sẽ đưa ra lựa chọn loại gạch phù hợp.

Các loại gạch xây nhà phổ biến hiện nay
Các loại gạch xây nhà phổ biến hiện nay

2. Các loại gạch xây nhà phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều loại gạch với các đặc tính khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng của các công trình. Căn cứ vào quá trình phương pháp làm, gạch được chia thành 2 loại chính là gạch nung và gạch không nung.

2.1 Gạch nung

Gạch nung là loại gạch rất quen thuộc với tất cả mọi người, một vật liệu xây dựng truyền thống và dễ tìm. Để chọn gạch xây nhà, gia chủ có thể cân nhắc các loại gạch nung phổ biến là gạch thẻ đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ…

Gạch thẻ đặc
Gạch thẻ đặc

Gạch thẻ đặc

Gạch thẻ đặc là loại gạch được nén chặt và nung ở nhiệt độ cao nên có khả năng chịu lực tốt. Trong xây dựng, loại gạch này thường ưu tiên sử dụng để thi công bể nước, móng nhà, tường bao và các bộ phận đòi hỏi sự chắc chắn và bền vững. Gạch thẻ đặc sẽ mang đến sự vững chãi cho công trình giúp công trình có độ bền cao theo thời gian.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng không nên bỏ qua một vào điểm hạn chế của loại gạch thẻ đặc để cân nhắc trước khi sử dụng. Do cấu tạo đặc nên loại gạch này có trọng lượng khá nặng nên sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Ngoài ra, giá thành của gạch thẻ đặc trên thị trường cũng có phần cao hơn rất nhiều so với các loại gạch khác.

Gạch lỗ
Gạch lỗ

Gạch lỗ

Gạch lỗ cũng một trong loại gạch rất phổ biến và thường được sử dụng trong nhiều công trình, đặc biệt là nhà ở. Gạch lỗ có 2 loại thường thấy nhất là gạch 2 lỗ và gạch 6 lỗ, cụ thể như sau:

- Gạch đỏ 2 lỗ thường được thiết kế với kích thước phổ biến là 220x105x55mm. Loại gạch này được sử dụng xen kẽ với gạch thẻ đặc trong xây tường để giảm trọng lượng. Gạch 2 lỗ có trọng lượng khá nhẹ nên sẽ giảm thiểu khả năng chịu lực, giá thành thấp hơn so với gạch đặc và có thể rút ngắn được rất nhiều thời gian thi công công trình. Tuy nhiên, khả năng chống thấm của gạch 2 lỗ rất kém nên không thể sử dụng cho những nơi có độ ẩm cao cũng như không phù hợp với các hạng mục tường phải chịu lực.

- Gạch đỏ 6 lỗ hay còn được gọi là gạch tuynel, được sản xuất với kích thước 220x105x150mm. Loại gạch này thường được sử dụng để xây dựng tường ngăn giữa các phòng hay dùng để chống nóng của khu vực sân thượng. Gạch 7 lỗ có ưu điểm là giá thành thấp hơn so với loại gạch thẻ đặc nhưng khả năng chịu lại không cao. Do vậy, nếu có tác động khoan hay đóng đinh gạch sẽ rất dễ vỡ nên cần hết sức chú ý. 

2.2 Gạch không nung

Gạch không nung là một loại vật liệu xây dựng mới được sử dụng phổ biến vài năm trở lại đây. Loại gạch này được sản xuất chủ yếu từ xi măng, mạt đá và phế thải công nghiệp. Đem nguyên liệu đi ép định hình rồi trải qua quá trình rung với tần suất cao sẽ thu hoạch được viên gạch có độ cứng và bền cơ học cực kỳ cao.

Gạch bê tông khí chưng áp (ACC)
Gạch bê tông khí chưng áp (ACC)

Gạch bê tông khí chưng áp (ACC)

Thành phần để cấu tạo nên gạch bê tông khí chưng áp sẽ bao gồm xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước và chất tạo khí. Với kích thước đa dạng có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của các công trình. Điển hình sử dụng cho tường 100mm là 100 x 200 x 600 mm, tường 150mm là 150 x 200 x 600mm, tường 200mm là 200 x 200 x 600mm. Trọng lượng gạch ACC chỉ bằng khoảng một nửa gạch thẻ đặc. Do vậy, loại gạch này phù hợp với các công trình dân dụng, công trình dịch vụ và công nghiệp. Đặc biệt, chuyên dùng cho các hạng mục như tường bao, tường ngăn, lát sàn, chống nóng mái,…

Gạch ACC sở hữu nhiều ưu điểm hấp dẫn người sử dụng, cụ thể như sau:

- Có thể tiết kiệm được thời gian và nhân sự thi công nhờ vào trọng lượng nhẹ, đồng thời giúp giảm tải trọng cho những có nền đất không chắc chắn hoặc yếu.

- Đây còn loại gạch thường được được sử dụng để xây tường cho quán karaoke, quán bar, nhà nuôi chim yến,... Có thể ứng dụng vào các lĩnh vực này bởi gạch AAC có độ cách âm cực kỳ tốt so với các loại gạch khác.

- Gạch ACC là một trong những sản phẩm rất thân thiện với môi trường. Bởi không trải qua quá trình nung chín nên giúp giảm thiểu gấp 5 lần lượng khí C02 thải ra môi trường so với quá trình sản xuất gạch nung.

- Gạch ACC còn có khả năng chịu lực rất tốt cùng với độ bền vững cực kỳ cao.

- Ngoài ra, khả năng chống cháy và điều hòa của gạch ACC cũng là một trong những ưu điểm nổi bật nhờ vào hệ số dẫn nhiệt thấp.

Bên cạnh những ưu điểm, chúng ta cũng không thể bỏ qua một vài nhược điểm lớn của gạch ACC. Cụ thể như sau:

- Gạch ACC không phù hợp cho những công trình nằm trong môi trường ẩm, nhiều nước bởi khả năng chấm thấm rất hạn chế.

- Gạch ACC được xem như là loại gạch “kén vữa” do đó không thể xây dựng chung với xi măng thông thường.

- Gạch ACC không phù hợp để thi công các công trình kiến trúc có nhiều góc cạnh.

Gạch bê tông cốt liệu
Gạch bê tông cốt liệu

Gạch bê tông cốt liệu

Gạch bê tông cốt liệu còn gọi là gạch block, được cấu thành từ nguyên liệu chính là xi măng, đá mạt và các chất phụ gia. Loại gạch này được sản xuất nhiều bởi nó có khả năng chịu lực tốt mà giá bán lại rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của gạch bê tông là nặng, thấm nước mạnh nên chỉ được dùng cho việc xây hàng rào, tường bao công trình không yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Do đó, gạch block thường được sử dụng ở các vị trí như hàng rào, tường bao hoặc các công trình không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Gạch bê tông bọt
Gạch bê tông bọt

Gạch bê tông bọt

Gạch bê tông bọt là loại gạch có nhiều lỗ rỗng li ti phân bổ một cách đều và khắp viên gạch. Loại gạch này ra đời sau gạch bê tông cốt liệu và bê tông chưng áp nhưng lại có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Hầu hết những nhược điểm của 2 loại gạch kia đều được bê tông bọt khắc phục rất tốt. 

Thành phần chính của gạch bê tông bọt chính là bê tông kết hợp với tro bay nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt và các chất phụ gia khác. Loại gạch này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và vô cùng hấp dẫn như là nhẹ, cách âm tốt, khả năng cách nhiệt và chống cháy vô cùng nổi bật. Ngoài ra, gạch này cũng không bị co ngót hay giãn nở khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà
Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà

3. Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà

Mỗi loại gạch đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do vậy sử dụng loại gạch nào sẽ phụ thuộc và quyết định và ngân sách của gia chủ. Sau đây sẽ là một vài kinh nghiệm chọn gạch xây nhà bạn có thể tham khảo qua.

3.1 Chọn gạch dựa trên kinh phí

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ ràng ngân sách dành để mua gạch xây dựng công trình. Từ đó bạn có thể thu gọn phạm vi tìm kiếm và tập trung vào các sự lựa chọn phù hợp với ngân sách. Bạn cũng có thể so sánh giá cả giữa các loại gạch hoặc từ các nhà cung cấp khác nhau để chọn được đơn vị tốt nhất. Nên nhớ đừng chỉ nhìn vào giá gạch mà còn cân nhắc các yếu tố khác như chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ để đảm bảo bạn nhận được sự đáng giá nhất cho số tiền bạn bỏ ra.

3.2 Chọn gạch dựa trên kết cấu nhà

Đối với các công trình xây dựng có yêu cầu kết cấu đặc biệt như tường chịu lực, tường chống nước, hay tường chịu lửa, thì bạn hãy chọn gạch có tính chất và đặc tính phù hợp để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Nếu bạn không chắc chắn về kết cấu và loại gạch nào phù hợp, tốt nhất nên tìm đến sự tư vấn của các kiến trúc sư, chuyên gia hoặc nhà thầu chuyên nghiệp để đảm bảo lựa chọn đúng nhất.

3.3 Chọn gạch phù hợp với công trình

Đánh giá các yếu tố môi trường xung quanh công trình như khí hậu, độ ẩm, và mức độ tiếp xúc với nước là một trong những việc quan trọng giúp bạn chọn được loại gạch phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể căn cứ vào mục đích sử dụng của công trình xây dựng, để chọn gạch có đặc tính phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền vững cho toàn bộ công trình.

Trên đây, Xây Dựng Phạm Gia chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm chọn gạch xây nhà với mong muốn giúp đỡ được phần nào trong quá trình chọn lựa nguyên vật liệu của bạn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào công trình của bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi Phạm Gia để được cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích nhé.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

XÂY DỰNG PHẠM GIA

Địa chỉ công ty: 17/18/2 Trần Văn Mười, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP. HCM

Văn phòng đại diện: 20/7D Phan Văn Hớn, Ấp Tiền Lân 1, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP. HCM

Số Điện Thoại: 0961 338 448 - 0909 737 995

Email: kientruc@xaydungphamgia.net

Website: xaydungphamgia.net